Dây /thang dây cứu hộ, mũ /ủng /găng tay chống cháy, bình thở SCBA, chăn dập lửa, cáng cứu hộ,… tất cả đều là những người bạn trung thành của người lính cứu hỏa. Trong đó, dây cứu hộ chữa cháy là vật dụng cực kỳ cần thiết trong các trường hợp cần đưa người thoát hiểm từ trên cao xuống.
Dây cứu hộ chữa cháy
Các dây cứu hộ ngày nay chủ yếu được làm bằng lõi thép chống cháy, bọc ngoài bởi sợi tổng hợp dupont chống cháy. Loại dây này có thể chịu được sức nặng hơn 600kg (tương ứng với trọng lượng của 10 người trưởng thành) và chịu được nhiệt cao tới 1000 độ C.

Độ dài của dây rất đa dạng, tối thiểu là 5m và tối đa lên tới 200m. Tùy độ cao của tầng bị cháy mà các lính cứu hỏa sẽ sử dụng chiều dài dây phù hợp. Giá thành của dây cứu hộ thường được tính theo mét nên dây càng dài giá sẽ càng nhỉnh hơn lên.
Ai có thể sử dụng dây cứu hộ chữa cháy? Và dùng trong những trường hợp nào?
Đối tượng sử dụng dây thoát hiểm thường là các lính cứu hỏa hay các nhân viên được đào tạo nghiệp vụ. Ngoài ra, với loại dây cứu hộ thiết kế riêng cho các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thì người sử dụng có thể là chính các thành viên – những người bình thường nhưng biết cách sử dụng.
Sản phẩm được dùng trong các tình huống cứu hộ chữa cháy, cứu nạn người bị hại ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc chính nạn nhân tự sử dụng để thoát thân trong các tình huống khẩn cấp.
Tình trạng cháy nổ hiện nay đã mang tính báo động đỏ, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh nơi có các chung cư, tòa nhà cao tầng. Vì thế mà không ít hộ gia đình đã sắm cho mình các thiết bị phòng chống cháy nổ.
Bên cạnh trang bị đảm bảo đủ các điều kiện phòng chống cháy nổ nơi mình sống và làm việc, chính bản thân bạn cũng cần phải trang bị các kiến thức, kỹ năng liên quan cần thiết dưới đây:
Khi phát hiện đám cháy, bạn hãy:
– Lập tức hô to để mọi người xung quanh biết và gọi lực lượng cứu trợ 114 tới giúp (cần nhớ và đọc đúng địa chỉ, có thể cử người ra đón đội cứu hỏa)
– Ngắt ngay mọi nguồn điện đang bật trong nhà, khóa tất cả van bình gas lại (nếu có thể).
– Cùng người dân xung quanh tìm cách dập lửa bằng những vật dụng có sẵn trong lúc chờ đợi lực lượng chức năng đến.
Khi người gặp nạn bị thương, bạn hãy:
– Trấn an nạn nhân và người nhà, không để họ hoảng loạn. Tiến hành sơ cứu (nếu có thể) trong lúc chờ xe cứu thương tới hoặc trước khi đến cơ sở y tế gần nhất.
– Nếu nạn nhân bị bỏng, bạn hãy nhanh chóng sử dụng nước sạch rửa lên vết thương hoặc đắp liên tục bằng khăn ướt để vết thương không lan rộng. Đồng thời cắt bỏ phần quần áo bị cháy, tạo không gian thoáng nơi vết bỏng để tránh bị nhiễm trùng.
– Nếu nạn nhân bị ngạt thở và ngất đi, bạn hãy đưa nạn nhân ra ngoài, chọn nơi thoáng khí nhất và đặt nạn nhân nằm xuống rồi tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực đúng cách. Thông thường bạn sẽ cần thực hiện tuần tự 1 chu kỳ: 2 lần thổi ngạt rồi 30 lần ép tim cho đến khi tim hoạt động lại bình thường. Sau khi sơ cứu cho nạn nhân bạn cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ theo dõi chính xác tình trạng sức khỏe.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây của antoanlaodongnari.com về dây cứu hộ chữa cháy và một vài kỹ năng cần thiết khi gặp đám cháy nổ sẽ thực sự hữu ích với các bạn. Hãy luôn chủ động phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn cho chính mình và người thân nhé!